Kết quả tìm kiếm cho "Người miệt mài"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 646
Trong muôn vàn nghề nghiệp, nghề giáo luôn được xem là một trong những nghề cao quý nhất. Người thầy, người cô vừa truyền đạt kiến thức, vừa là người bạn, người định hướng cho thế hệ trẻ - chủ tương lai của đất nước.
Vùng núi cao thuộc thôn Phú Hải (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang ngày càng phát triển, đổi thay. Thế nhưng, bao năm qua có một điều không hề thay đổi ở ngôi trường của thôn, đó là sự miệt mài gieo con chữ và tình yêu thương của các thầy cô giáo dành cho học sinh dân tộc miền núi nơi đây. Có người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình âm thầm cống hiến cho những mầm non của núi rừng.
Ngày 18/11, tại chùa Tà Miệt trên (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn), UBMTTQVN tỉnh tổ chức Lễ viếng nhà bia lưu niệm địa điểm ra mắt Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tỉnh An Giang, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống MTTQVN (18/11/1930 - 18/11/2024).
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Khi hoạt động mua sắm trực tuyến lên ngôi, shipper (người giao hàng) giữ vai trò chính, đưa sản phẩm từ kho hàng, cửa hàng đến tận tay người tiêu dùng. Trách nhiệm và sứ mệnh thầm lặng ấy buộc họ làm việc miệt mài trong mọi thời tiết, nỗ lực giao hàng kịp thời.
Bao đời nay, sông nước luôn là một phần gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long. Dạo một vòng trên sông nước mới thấy hết không khí nhộn nhịp, hối hả của cư dân vùng sông nước, tất cả hiện lên như môt bức tranh đa sắc của vùng miền Tây trù phú.
Lê Tấn Phát (sinh năm 2004, ngụ ấp Mỹ Giang, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn) đã chứng minh rằng khiếm khuyết không phải là rào cản để đạt đến ước mơ.
Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như “linh hồn” của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.